Cây bạch đồng nữ có tác dụng gì

Cây thuốc nam Bạch đồng nữ

Cây nhỏ, cao khoảng 1m, thân vuông lá đơn mọc đối, hình tim mép khía răng nhỏ thưa, màu xanh nhạt, có lông ở cả hai mặt lá, có cuống dài, có vảy tròn. Hoa màu ngà vàng, mọc thành sim, nhị dài thò ra ngoài hoa. Quả mọng hình cầu.
Cây bạch đồng nữ, hay còn gọi là Đại Khế Bà, Xú Mạt Lỵ, Xú Thỷ Mạt Lỵ, Mò Trắng, Mò Hoa Trắng, mò mâm xôi mấn Trắng, Vậy Trắng, Ngọc Nữ Đỏ, Lẹo (Việt Nam). Mọc hoang khắp nước ta từ đồng bằng đến miền núi.

Tên khoa học cây Bạch đồng nữ.

[Cledendrum chinense var. Simplex (Mold.)S.L.] và cây mò trắng [Clerodendrum petasites (Lour.) Moore], cùng họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Công dụng cây bạch đồng nữ.

Cây thuốc Bạch đồng nữ có vị hơi đắng, tính mát, vào 2 kinh tâm và tỳ. Với công năng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm.
Được dùng chủ yếu với các bệnh của phụ nữ như khí hư bạch đới, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc rửa, với liều 12-16g/ngày.

Nghiên cứu cây bạch đồng nữ.

Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với Viện YHDT nghiên cứu Bạch đồng nữ thấy có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra trên tai thỏ.
+ Bạch đồng nữ có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở hiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù thực nghiệm trên chuột với Kaolin.
+ Bạch đồng nữ có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hình gây u hạt thực nghiệm với Amian ở chuột.
+ Bạch đồng nữ không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột non. Tác dụng gây thu teo tuyến ức là một trong những đặc điểm của các thuốc ức chế miễn dịch.
+ Nước sắc 3/1 của Cleodendrum philippinum đã được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus, Escherichia coli và các Proteus.
+ Theo tài liệu nước ngoài, lá, hoa và rễ Xích đồng nam Clerodendrum kaempferi có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập súc vật thí nghiệm gây nên bởi Acetylcholin hoặc Histamin. Cả cây Bạch đồng nữ có các tác dụng kháng nguyên sinh vật trong thí nghiệm của Entamoeba histolitica, chủng STA, hạ đường huyết trên chuột trắng và gây giảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng của Edy và Leimbach. Chất Clerodin chiết xuất chủ yếu từ cành non và lá Xích đồng nam có tác dụng dbt giun đất trong dung dịch nước trong vòng 30 phút (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Nước sắc lá tươi của cây Clerodendrum philipinum được dùng rửa trực tiếp lên vết thương nhiễm trùng rồi phủ gạc (Không dùng phối hợp với kháng sinh nếu viêm nhiễm cư trú; có phối hợp với kháng sinh nếu nhiễm trùng toàn thân). Đa số bệnh nhân đều kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Tác dụng của thuốc đã làm giảm rõ phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnh nhân lại thấy mát, dễ chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩn mủ xanh là loại nhiễm trùng dai dẳng, rất khó điều trị với dung dịch thuốc thông thường và làm tổ chức hạt mọc nhanh, vết thương mau lành, làm sẹo đẹp, không để lại sẹo lồi (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá cũng có tác dụng trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Dịch ép lá tươi được bơm vào hậu môn có tác dụng trị giun đũa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Độc tính: Bạch đồng nữ có độc tính thấp. LD50 đối với chuột nhắt bằng đường uống là 150 (138-163) g/kg cơ thể (Thông Tin YHCT số 43, 26-31).
Tính vị:
+ Vị đắng nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

 Cây Bạch đồng nữ có tác dụng gì?

+ Thanh nhiệt, lương huyết, tiêu độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Trị bạch đới, tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, mật viêm vàng da, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Liều dùng: 12-16g dưới dạng thuốc sắc.
Cây Bạch đồng nữ

Cây Bạch đồng nữ

Một số cách dùng thảo dược quý cây hoa Bạch đồng nữ . Phương thuốc từ cây bạch đồng nữ

Trị kinh nguyệt không đều, kinh sớm kỳ, lượng máu nhiều, thấy kinh đau bụng:

Dùng lá bạch đồng nữ với lượng 12-16g hãm hoặc sắc uống, ngày một lần.
Uống hằng ngày hoặc để tăng công hiệu, có thể phối hợp với các vị thuốc khác, như vị ngải cứu (chích rượu), hương phụ (tứ chế), ích mẫu sao vàng, đồng lượng 12 - 16g.
Ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn và sau kỳ sạch kinh 1 tuần. Uống liền 2-3 tuần. Nghỉ chờ sau khi sạch kinh 1 tuần của kỳ kinh lần sau lại uống tiếp liệu trình khác.

Cây bạch đồng nữ trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều:

40-80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống.

Cây bạch đồng nữ trị kinh nguyệt không đều, bạch đới:

Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống .

Bạch đồng nữ trị phong thấp khớp, vàng da:

Rễ Bạch đồng nữ sắc uống.

Bạch đồng nữ trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt:

Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống.

Bạch đồng nữ trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật:

Rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống .

Cây bạch đồng nữ trị viêm gan, viêm mật vàng da:

Cây thuốc quý Bạch đồng nữ phối hợp với nhân trần, diệp hạ châu, chi tử đồng lượng 12-16g, ngày một thang dưới dạng thuốc sắc. Uống liền 3 - 4 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Cây bạch đồng nữ trị dị ứng, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da hoặc ngứa lở âm nang:

Dùng hoa tươi hoặc khô, hãm uống hoặc sắc uống 12g/ngày (nếu khô thì 6g). Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm; hoặc lấy khoảng 20-30g hoa, sắc nước rửa, ngày một lần.

Trong khi sử dụng Bạch đồng nữ cần lưu ý.

Chi Clerodendrum còn có một số cây cũng có tác dụng điều trị giống hoặc gần giống bạch đồng nữ, như cây ngọc nữ thơm (Clerodendrum  fragrans  Vent.) và cây xích đồng nam...

Cách phân biệt cây bạch đồng nữ.

1. Cây bạch đồng nữ, cây Mò, Xích đồng nam (Clerodendron infotunatum Linn.) cùng chi, rất giống với cây trên, chỉ khác là màu xanh sẩm hơn, phiến lá xoắn hơn, mặt trên lá bóng hơn, hoa màu đỏ tươi. Việc xác định tên khoa học của cây trên chưa được thống nhất, có tác giả gọi cả hai cây trên cùng 1 tên là: Clerodendron squamatum Vahi. Cũng có người dùng hai cây trên với công dụng như nhau.
2. Ngoài hai cây trên, nhân dân còn dùng lá và rễ của cây Clerodendron fragans Vent gọi là cây Mò trắng, Mò mâm xôi, cây Bấn trắng, cùng họ để trị bệnh bạch đới, khí hư như hai cây trên, ngoài ra còn trị viêm khớp do phong thấp, lưng đau, đùi đau, bị liệt, chân phù. Dùng rễ khô từ 4~8g sắc uống. Trong trường hợp tiêu ra máu, trực trường sa, sắc nước xông, rửa. Huyết áp cao dùng lá khô 40 đến 80g sắc uống (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Share on Google Plus

About HOÀNG DŨNG

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét