Kiến thức cần biết về nhiễm khuẩn HP dạ dày

Bệnh nhiễm khuẩn Hp.

Vi khuẩn HP là vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc như dạ dày và nó được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở Việt Nam. Khi vi khuẩn HP xuất hiện triệu chứng bệnh nhân cần chú ý điều trị triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra.

70% dân số nhiễm khuẩn HP gây bệnh dạ dày

Tại Hà Nội cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP
Tại Hà Nội cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Đây là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày... Tỷ lệ người Việt nhiễm khuẩn này rất cao. Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây, tỷ lệ này có thể lên đến 70%. Một nghiên cứu khác cho thấy, tại Hà Nội cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP.HCM, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.
Người nhiễm vi khuẩn HP thường có triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, ợ hơi, hôi miệng,… làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày.

Kiến thức tế về vi khuẩn HP.

Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Dưới đây là những quan niệm sai lầm mà nhiều người gặp phải dẫn đến rào cản trong việc phòng và điều trị bệnh:
Sự vi có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày chắc chắn là có hại
Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra triệu chứng gì, sự có mặt của HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn... cũng giảm.

Có phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày?

Không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K trung ương, có 200 loại HP khác nhau, chỉ 1 số loại mang gen CagA có độc lực cao tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng ung thư.
Người nhiễm vi khuẩn HP thường có triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, ợ hơi, hôi miệng,…
Người nhiễm vi khuẩn HP thường có triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, ợ hơi, hôi miệng,…

Vi khuẩn HP có lây lan không?

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan, 3 con đường lây lan chính của vi khuẩn HP đó là:
- Lây nhiễm qua đường miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, tuy nhiên, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn từ bát chung, có 1 bát nước chấm chugn... vì vậy nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
- Lây nhiễm qua đường dạ dày - dạ dày: Quá trình lây nhiễm này diễn ra khi thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người lành.
- Lây nhiễm qua đường phân - miệng: Khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.

Nhiễm vi khuẩn HP không cần điều trị

Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại.
Nếu được phát hiện nhiễm khuẩn HP, bạn nên nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh ở dạ dày và xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP
Nếu được phát hiện nhiễm khuẩn HP, bạn nên nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh ở dạ dày và xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP

Làm gì khi phát hiện nhiễm khuẩn HP?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bình – chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, để phát hiện vi khuẩn HP, có rất nhiều phương pháp, nhưng cách thường dùng trong lâm sàng là: Urease test, test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân. Mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao tùy vào từng bệnh nhân cụ thể.
Nếu được phát hiện nhiễm khuẩn HP, việc nội soi dạ dày là vô cùng cần thiết nhằm xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP và vùng tổn thương ở dạ dày như thế nào. Từ đó để có phương pháp điều trị hợp lý nhất.
 Kết quả nghiên cứu chè Dây trị viêm loét dạ dày của Viện dược liệu ( Bộ Y tế) với các kết luận như sau:
Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn Hp, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày;
Chè Dây cho kết quả khỏi bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%, với Alusi là 9,44%, khỏi bệnh ở mức độ liền sẹo là của chè Dây là 36,36% ,với Alusi 30,56%. Sử dụng chè Dây bạn hoàn toàn yên tâm đó là loại chè sạch, không gây độc và không có tác dụng phụ.
Liên hệ mua hàng 0905 169 739
Share on Google Plus

About HOÀNG DŨNG

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét