Bệnh đau lưng - đau thắt lưng

Đĩa đệm bị thoái hóa, tạo ra các chuyển động bất thường của các cấu trúc dây chằng, khớp, bề mặt xương của đốt sống… gây ra đau thắt lưng.

- Theo tuoitre.vn -

Bệnh đau thắt lưng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: feedyeti.com
DDD là tên gọi của bệnh thoái hóa đĩa đệm (Degenerative Disc Disease), là trường hợp các thành phần của đĩa đệm bị thoái hóa, tạo ra các chuyển động bất thường của các cấu trúc dây chằng, khớp, bề mặt xương của đốt sống,… gây ra đau thắt lưng.
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất và gần đây được nghiên cứu nhiều nhất trong số các nguyên nhân gây ra bệnh đau thắt lưng. Thoái hóa các khớp và dây chằng cũng là nguyên nhân gây ra đau thắt lưng kéo dài. Trường hợp này, các đầu dây thần kinh trong các dây chằng bị kích thích gây ra đau, hoặc sự thoái hóa làm cho các dây chằng di chuyển không đúng hướng khi chúng ta thực hiện các cử động.
Sự co cơ quá mức hoặc co cơ bất thường của khối cơ cạnh cột sống cũng là một nguyên nhân gây ra đau thắt lưng thường gặp. Chúng thường gây ra chứng vẹo cột sống cơ năng và đau thắt lưng. Nhiều người khi thấy mình bị vẹo cột sống đã vội vàng lo lắng, chuẩn bị cho một cuộc mổ. Tuy nhiên, chỉ với vài viên thuốc giảm đau, vẹo cột sống biến mất.
Viêm khớp cột sống trong các bệnh lý về khớp cũng có thể gây ra đau thắt lưng. Các trường hợp này thường kèm theo đau các khớp bàn và ngón tay, sáng ngủ dậy nắm tay vào khó khăn, phải co duỗi một lúc mới thấy dễ dàng. Đôi khi các khớp bàn hoặc ngón tay, ngón chân sưng đỏ và đau.
Biểu hiện của bệnh đau thắt lưng
Bệnh đau thắt lưng biểu hiện qua nhiều cách. Thông thường thì đau ở vùng thắt lưng, tăng lên khi làm nặng hoặc ngồi lâu, nằm nghỉ thì đỡ đau. Đau có thể từ âm ỉ hoặc mỏi cho đến nhức nhối, không dám xoay trở hoặc thở mạnh. Một số trường hợp người bệnh đau khi nằm và khi đứng hoặc đi thì lại đỡ đau. Có người đau nhiều khi lạnh hoặc vào lúc nửa đêm. Đôi khi đau liên tục, không làm sao đỡ đau. Đau thường lặp đi lặp lại, sau một thời gian đỡ đau rồi lại đau trở lại, khoảng cách giữa các lần đau càng ngày càng gần lại và sau đó là đau liên tục. Đau thắt lưng làm giảm khả năng làm việc, làm giảm bớt sự hưng phấn trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài đau thắt lưng rất thường gặp thì đau những vùng khác của cột sống thỉnh thoảng cũng xảy ra, thường gặp nhất là đau vùng giữa hai bả vai. Về nguyên lý nó cũng giống như đau thắt lưng, chỉ khác ở vị trí.
Điều trị bệnh đau thắt lưng
Nằm nghỉ, thư giãn có thể làm giảm đau. Những trường hợp không giảm phải cần đến vật lý trị liệu. Các bài tập cùng với các phương pháp trị liệu bằng nhiệt, hoặc kéo dãn… thường làm giảm đau. Những trường hợp khác có thể dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm, giãn cơ hỗ trợ.
Thường thì vật lý trị liệu được coi là phương pháp đầu tiên để điều trị đau thắt lưng. Các phương pháp vật lý trị liệu thường nhằm mục đích giảm áp lực trong đĩa đệm, giảm hiện tượng viêm, giảm co cơ, gia tăng sức mạnh của hệ cơ cạnh cột sống, từ đó giảm đau.
Tiêm thấm là việc sử dụng một số loại thuốc, trong đó có corticoid liều thấp, tiêm vào khoang ngoài màng cứng hoặc vào khớp cột sống, là một kỹ thuật được ưa dùng hiện nay, đặc biệt tại các nước phát triển. Đối với đa số các trường hợp đau thắt lưng không do nguồn gốc đĩa đệm, phương pháp này thường có hiệu quả tức thời và hay tái phát. Phương pháp này có nhược điểm không áp dụng được nhiều lần và thỉnh thoảng có những biến chứng khá nặng nề do nhiễm trùng vùng tiêm gây ra.
Dùng một loại men chiết xuất từ đu đủ bơm vào đĩa đệm để làm tiêu hủy đi một phần nhân nhầy, nhằm làm giảm áp lực trong đĩa đệm, với hi vọng giảm đi sự chèn ép và từ đó giảm đau. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này đã bị cấm ở nhiều nước do khi men này thoát ra ngoài đĩa đệm có thể gây ra một thảm họa.
Dùng laser đốt đi một phần nhân nhầy (giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da - PLDD) là một phương pháp hiện nay không còn được ưa chuộng do khả năng tái phát cao tuy vẫn còn một vài nơi thực hiện. Tương tự vậy, việc sử dụng sóng radio cao tần, hoặc có kết hợp với kềm gắp và nội soi hỗ trợ (không phải nội soi thực thụ), gọi là Disc FX cũng cho kết quả không khác gì mấy so với laser trong PLDD.
Mổ có thể giải quyết được đau. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của cuộc mổ và các biến chứng của nó nên ít khi các bác sĩ đủ dũng khí để giải quyết vấn đề này bằng mổ. Hiện nay, trên thế giới rộ lên phong trào thay đĩa đệm thắt lưng cho các trường hợp DDD (thoái hóa đĩa đệm). Tuy nhiên, rất nhiều các bác sĩ phản đối phương pháp này do kết quả mà nó mang lại không cao. Đặc biệt, nếu sau mổ thay đĩa đệm cột sống thắt lưng mà người bệnh bị viêm hoặc thoái hóa hư khớp cột sống dẫn đến mất vững cột sống, một trạng thái rất thường gặp ở cột sống thắt lưng, khi đó mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng phức tạp, đôi khi sánh ngang với một thảm họa cho người bệnh.
Đối với các trường hợp đau thắt lưng có nguồn gốc đĩa đệm, đặc biệt là việc tăng áp lực nội đĩa đệm, hoặc các trường hợp thoát vị đĩa đệm dạng lan tỏa chưa xé rách dây chằng dọc sau vùng thắt lưng, nội soi cột sống là phương pháp có thể giúp giải quyết vấn đề mà ít mang lại sự phiền phức cho người bệnh sau mổ.

UỐNG HẠT ĐƯỜI ƯƠI TRỊ BỆNH GAI CỘT SỐNG

Dùng 20 hạt đười ươi (mua ở tiệm thuốc Bắc) ngâm trong nước đun sôi để nguội, sau đó bóc bỏ vỏ, lấy thịt của hạt pha với nước, thêm chút đường uống như nước giải khát.

Bạn của tôi bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm.
Tình cờ một hôm có một người bạn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, uống trong vòng hai tuần lễ đã gần hết bệnh hoàn toàn.
Uống nước hạt đười ươi trong vòng 2 tuần sẽ cải thiện bệnh gai cột sống rõ rệt
Bạn mua hạt đười ươi ở tiệm thuốc Bắc, chọn những hạt còn mẩy và màu vàng vàng, giống như màu hạt dẻ, không dùng hạt đã có xỉn màu hoặc đen. Sau đó đun nước sôi để nguội dần đến khi còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Khi hạt đã mềm lấy ra bóc bỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy phần cơm đười ươi giống như cùi trái nhãn. Bỏ phần cơm đười ươi vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn hết cái.
Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ và bệnh gai xương sống đã gần như khỏi hoàn toàn.
Hạt ươi theo dân gian truyền lại thì có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú đều dùng được.
Tuy nhiên, cũng chưa có tài liệu nào đảm bảo khẳng định về tính an toàn hạt đười ươi với thai phụ. 
Share on Google Plus

About HOÀNG DŨNG

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét