Bệnh giảm tiểu cầu nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giảm tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là những tế bào máu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tiểu cầu thấp trong máu.
Tình trạng này có thể là kết quả của một vấn đề sức khỏe hay ảnh hưởng do một số thuốc nhất định. Bệnh giảm tiểu cầu có thể nhẹ và gây ra một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trong những trường hợp hiếm, số lượng tiểu cầu có thể quá thấp gây ra chảy máu nội tạng nguy hiểm.


Mức độ nguy hiểm của bệnh giảm tiểu cầu

Bệnh giảm tiểu cầu có thể ảnh hưởng đến trẻ em và ngay cả người lớn ở mọi lứa tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng bệnh tiểu cầu thấp.

Những dấu hiệu và triệu chứng giảm tiểu cầu là gì?

Các triệu chứng giảm tiểu cầu phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu trong máu. Một số triệu chứng có thể có là:
  • Bầm tím
  • Mề đay
  • Chảy máu mũi hoặc nướu răng
  • Chảy máu không dứt từ vết thương, ngay cả khi đã xảy ra từ lâu
  • Kinh nguyệt rất nhiều
  • Chảy máu trực tràng
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu
  • Mệt mỏi
Trong những trường hợp tiểu cầu thấp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị chảy máu bên trong. Các triệu chứng của chảy máu nội tạng bao gồm:
  • Máu trong nước tiểu
  • Máu trong phân
  • Máu hoặc chất nôn màu đen
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân bệnh tiểu cầu thấp.

Nguyên nhân nào gây bệnh giảm tiểu cầu?

Giảm tiểu cầu có thể là kết quả của nhiều yếu tố di truyền hoặc các vấn đề sức khỏe khác:
  • Các vấn đề tủy xương dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu. Một số tình trạng sức khỏe dưới đây ảnh hưởng đến chức năng của tủy xương:
    • Bệnh bạch cầu
    • Thiếu máu
    • Các thuốc hóa trị
    • Thiếu vitamin B12, folate hoặc sắt
    • Xơ gan
  • Tiểu cầu mắc kẹt. Lá lách có thể bị ảnh hưởng bởi một rối loạn và mất khả năng chống lại nhiễm trùng và loại trừ các chất có hại trong máu. Khi lách to, nó có thể giữ quá nhiều tiểu cầu gây giảm tiểu cầu trong dòng máu.
  • Vỡ tiểu cầu. Một số bệnh lý có thể gây phá hủy tiểu cầu:
    • Mang thai. Giảm tiểu cầu có thể xảy ra trong khi mang thai nhưng nó sẽ cải thiện sau khi sinh
    • Giảm tiểu cầu miễn dịch là do rối loạn hệ thống tự miễn
    • Vi khuẩn trong máu. Nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và phá hủy tiểu cầu
    • Giảm tiểu cầu huyết khối xuất huyết là một tình trạng hiếm xảy ra do gia tăng việc hình thành cục máu đông nhỏ, sử dụng một số lượng đáng kể tiểu cầu
    • Hội chứng urê huyết tan máu là một tình trạng hiếm, thường xảy ra cùng với nhiễm vi khuẩn E. coli
    • Một số loại thuốc đôi khi ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và giảm số lượng tiểu cầu như heparin, kháng sinh chứa sulfa.

Nguy cơ mắc phải bệnh tiểu cầu thấp

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm tiểu cầu?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây giảm tiểu cầu như:
  • Các vấn đề sức khỏe liên quan đến ung thư, thiếu máu bất sản hoặc tự miễn
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Nhiễm virus
  • Di truyền

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu cầu thấp

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giảm tiểu cầu?

Đầu tiên, bác sĩ khám toàn thân để tìm các dấu vết bầm tím hoặc nổi mề đay, một trong các triệu chứng tiểu cầu thấp. Bác sĩ có thể hỏi bạn về bệnh sử gia đình và tình trạng sức khỏe, cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng.
Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm công thức máu đầy đủ (CBC). Bác sĩ cần biết số lượng tế bào máu tổng thể, cùng với số lượng tiểu cầu. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm đông máu để xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng.
Sóng âm thanh được sử dụng giúp bác sĩ kiểm tra lách có bị to không. Sinh thiết tủy xương và hút tủy được thực hiện để xác nhận các nghi ngờ cho những vấn đề của hệ thống tủy xương.

Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?

Phương pháp điều trị tập trung vào các nguyên nhân cơ bản. Nếu giảm tiểu cầu gây ra do một căn bệnh hoặc thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Nếu số lượng tiểu cầu thấp quá nhiều, bạn có thể cần:
  • Truyền máu hoặc tiểu cầu để bù đắp số tiểu cầu bị mất đi
  • Các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, corticoid ngăn chặn các kháng thể tiểu cầu
  • Phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ lách nếu cần thiết

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý giảm tiểu cầu?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với giảm tiểu cầu:
  • Tránh chấn thương từ bất kỳ hoạt động hoặc thể thao nào
  • Hạn chế sử dụng rượu
  • Hãy cẩn thận với các thuốc không cần toa để tránh các tác dụng phụ có hại

HOA KIM CHÂM CHỮA BỆNH TIỂU CẦU

Đông máu (tăng lượng tiểu cầu trong máu), tác dụng của hoa Kim châm Đà Lạt đối với bệnh giảm tiểu cầu vô căn

Khi thấy xuất hiện vết bầm tím chân tay, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, trong người cảm thấy mệt mỏi đó là những triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu vô căn.
Với những người mắc bệnh giảm tiểu cầu vô căn có thể sử dụng hoa kim châm như một vị thuốc để điều trị bệnh. 

CÁCH DÙNG HOA KIM CHÂM: 

Các bạn dùng 15 - 20 bông rửa sạch, nấu nước uống trong ngày. Uống liên tục hằng ngày sẽ có hiệu quả và lượng tiểu cầu tăng lên nhanh chóng.
Bạn cũng có thể kết hợp ăn nghệ tươi hấp với mật ong (ăn trước khi ăn cơm) để việc điều trị cũng có tác dụng tương tự.
- Thời tiết nóng, các cháu nhỏ dễ bị chảy máu cam, dùng hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, lọc lấy nước cốt để uống, bã dùng nút vào lỗ mũi. Có nhiều cháu nhỏ bị chứng chảy máu mũi nhiều năm, uống khoảng 10-15 lần khỏi hẳn.
Hoặc dùng rễ cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống.
Hoặc dùng hoa kim châm 30g, hấp chín, chia làm 2-3 phần đều nhau. Khi dùng, cho 1 phần vào ly, rót nước sôi vào ngâm, để nguội uống thay nước trà.
Tuy nhiên, nếu lỗ mũi trước đây có bị ngoại thương, hoặc do nội tạng có bệnh, thỉnh thoảng gây ra chảy máu cam, thì dùng cách này sẽ không thích hợp.
Share on Google Plus

About HOÀNG DŨNG

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét