Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi.
Bạn cần lưu ý những thông tin sau đây để bảo vệ sức khỏe cột sống cho bản thân và gia đình.
Nguồn cơn của nhiều chứng bệnh nguy hiểm
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống có thể chia làm hai loại nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát chính là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho cột sống không còn giữ được cấu trúc vững chắc và ổn định như ban đầu. Nguyên nhân thứ phát bao gồm các tác động từ bên ngoài như chấn thương, lao động nặng, chế độ ăn uống không khoa học, thừa cân béo phì…
Thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi cột sống thoái hóa đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo đĩa đệm mất nước, xẹp lún, dây chằng cũng bị xơ và mòn. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, trượt đốt sống... Nếu không được điều trị đúng cách, những căn bệnh này sẽ diễn tiến rất nhanh gây đau nặng dai dẳng, làm giới hạn chuyển động của cơ thể, giảm khả năng lao động. Nghiêm trọng hơn, nhiều bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ liệt nửa người, tàn phế do áp lực chèn ép quá sâu lên rễ thần kinh. Chính vì thế, có thể nói điều trị sớm thoái hóa cột sống là chìa khóa giữ sức khỏe cột sống lâu dài.
Thoái hóa cột sống có điều trị dứt điểm được không?
Theo thông tin tư vấn từ bác sĩ Randell DuPraw từ Trung tâm chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare tại TP.HCM, thoái hóa cột sống là căn bệnh gắn liền với tuổi tác. Bạn không thể ngăn chặn sự lão hóa nhưng hoàn toàn có thể làm chậm nó bằng cách điều trị theo hướng duy trì và bảo tồn. Hiện nay có nhiều lựa chọn trong điều trị thoái hóa cột sống như dùng thuốc, phẫu thuật, nắn chỉnh thần kinh cột sống… Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ thoái hóa mà bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp phù hợp với bản thân nhất.
- Dùng thuốc: thuốc từ lâu đã là thói quen của người Việt khi gặp các cơn đau nhức. Nhưng ít người ý thức được sự nguy hại tiềm ẩn của phương pháp này. Thuốc chỉ tốt khi được uống đúng theo bác sĩ chỉ định, thời gian uống không kéo dài. Còn ngược lại, người bệnh sẽ phụ thuộc vào thuốc, liều dùng ngày một mạnh hơn, gan thận cũng bị ảnh hưởng do phải làm việc quá mức.
- Phẫu thuật: là thủ thuật ngoại khoa có tính xâm lấn cao, thời gian phục hồi lâu kèm theo nhiều biến chứng. Vì thế phẫu thuật đặc biệt không phù hợp với người cao tuổi và chỉ nên lựa chọn khi bệnh trạng không thể can thiệp bằng các phương pháp khác.
- Vật lý trị liệu: là một nhánh của y học phục hồi chức năng, đặc biệt có hiệu quả trong giảm đau và khôi phục tầm vận động của cơ khớp. Kết hợp cùng nắn chỉnh thần kinh cột sống, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho bệnh nhân.
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): là phương pháp chữa các bệnh xương khớp có nguồn gốc từ Mỹ. Bác sĩ sẽ thông qua các nắn chỉnh bằng tay kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, điều chỉnh những sai lệch trên toàn bộ cột sống, tái tạo tầm vận động của cơ khớp giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa. Đồng thời, phương pháp này còn kết hợp thêm vật lý trị liệu và massage trị liệu làm giãn cơ, giảm đau, hỗ trợ quá trình điều trị.
Ngay cả người chưa bị thoái hóa cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe cột sống với trị liệu thần kinh cột sống vì đây là cách phòng ngừa thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn theo dõi sát tình trạng cột sống và có những can thiệp kịp thời trong trường hợp thoái hóa dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác.
Thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng
Theo bác sĩ Randell DuPraw - chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống: bên cạnh việc điều trị tại các trung tâm, cơ sở y tế, bạn cũng nên tự bảo vệ cột sống bằng cách tránh các tác nhân đẩy nhanh sự lão hóa.
Kèm theo đó là xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: bổ sung nhiều can-xi, ma-giê trong thực phẩm, ăn nhiều đạm, hạn chế ăn mặn, ăn ngọt, uống 1,5 lit - 2 lít nước/ngày, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu. Tránh những công việc nặng nhọc, những hoạt động phải dùng sức, chú ý tư thế đứng và đi lại đúng cách, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng độ linh hoạt, dẻo dai của cơ bắp và xương sống.
Những lưu ý nêu trên hết sức quan trọng trong và sau quá trình điều trị. Vì nếu bạn vẫn làm việc nặng, lười vận động, không kiểm soát cân nặng, ăn nhiều thực phẩm gây viêm, cột sống sẽ tiếp tục chịu áp lực và thoái hóa nhanh chóng hơn.
UỐNG HẠT ĐƯỜI ƯƠI TRỊ BỆNH GAI CỘT SỐNG
Dùng 20 hạt đười ươi (mua ở tiệm thuốc Bắc) ngâm trong nước đun sôi để nguội, sau đó bóc bỏ vỏ, lấy thịt của hạt pha với nước, thêm chút đường uống như nước giải khát.
Bạn của tôi bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm.
Bạn của tôi bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm.
Tình cờ một hôm có một người bạn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, uống trong vòng hai tuần lễ đã gần hết bệnh hoàn toàn.
Uống nước hạt đười ươi trong vòng 2 tuần sẽ cải thiện bệnh gai cột sống rõ rệt
Bạn mua hạt đười ươi ở tiệm thuốc Bắc, chọn những hạt còn mẩy và màu vàng vàng, giống như màu hạt dẻ, không dùng hạt đã có xỉn màu hoặc đen. Sau đó đun nước sôi để nguội dần đến khi còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Khi hạt đã mềm lấy ra bóc bỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy phần cơm đười ươi giống như cùi trái nhãn. Bỏ phần cơm đười ươi vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn hết cái.
Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ và bệnh gai xương sống đã gần như khỏi hoàn toàn.
⇒Hạt đười ươi theo dân gian truyền lại thì có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú đều dùng được.
Tuy nhiên, cũng chưa có tài liệu nào đảm bảo khẳng định về tính an toàn hạt đười ươi với thai phụ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét