Thoái hóa cột sống ở người già và cách chữa trị

Thoái hóa cột sống là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi.Thoái hóa cột sống ở người già và cách chữa - Ảnh 1.

Thoái hóa cột sống là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì tứ chi, teo cơ, đi lại khó khăn hoặc liệt các chi không vận động được.
Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng - là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. Từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Nguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng đến cột sống nhiều như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật; mắc phải một số bệnh cột sống như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống...
Ngoài ra, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc thoái hóa cột sống sớm.
Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp); dinh dưỡng (ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống.
Biểu hiện của thoái hóa cột sống
Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm:
Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Đau xuất hiện sau một động tác mạnh, đột ngột và trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống. Đau có thể khỏi dần sau 1 - 2 tuần.
Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
Thể thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một hay hai bên. Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng). Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.
Cần làm gì khi bị thoái hóa cột sống?
Khi đau thắt lưng cấp, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường trong vài ngày, dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen, celebrex, thuốc tăng cường sụn khớp như glucosamin sulfat... (uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa).
Có thể xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương kết hợp vật lý trị liệu như đắp paraffin, hồng ngoại, túi chườm...
Khi đi lại, cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy, khung chống, đai lưng. Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động nặng, xoa bóp, dùng kem bôi thuốc kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như paracetamol.
Khi cơn đau đã giảm, có thể tập thể dục nhẹ nhàng. Khi đi khám bác sĩ và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.
Hạn chế các hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống
Cần phòng bệnh thoái hóa cột sống ngay từ khi còn nhỏ. Ăn nhiều thức ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả. Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hàng ngày để cột sống chắc khỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển.
Để dự phòng thoái hóa cột sống thắt lưng, có thể tập một số động tác các cơ vùng thắt lưng như tập nghiêng xương chậu, tập cơ bụng, tập khối cơ cạnh sống. Có thể đi bộ, tập thái cực quyền, khi ngủ không nên kê gối quá cao. Khi đã bị thoái hóa cột sống thì tốt nhất là tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.

TÁC DỤNG HẠT ĐƯỜI ƯƠI

Trị bệnh gai cột sống, đau xương khớp, nhức mỏi.
⇒Với đặc tính như vậy hạt đười ươi có tác dụng thanh nhiệt, trị nhiệt miệng, giải độc, thanh giọng, làm mát cổ họng, chuyên trị trị ho khan, viêm sưng đau cổ họng, chảy máu cam, nhức răng, đau mắt, mụn nhọt…
⇒Ngoài ra hat đười ươi còn là bài thuốc trị bệnh bệnh cao huyết áp, trị bệnh về đường tiêu hóa, trị tiểu buốt, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, hỗ trợ làm đẹp da giúp da trắng mịn hồng hào…Hạt đười ươi cũng có thể chế biến thành nước giải khát rất lý tưởng.
hat-duoi-uoi-tay-nguyen

Hạt đười ươi bay

Công dụng nổi tiếng nhất đối với hạt đười ươi đó là trị bệnh gai cột sống, đau xương khớp, nhức mỏi.

hat-duoi-uoi-tri-gai-cot-song

Hạt đười ươi và bệnh gai đốt sống

UỐNG HẠT ĐƯỜI ƯƠI TRỊ BỆNH GAI CỘT SỐNG

Dùng 20 hạt đười ươi (mua ở tiệm thuốc Bắc) ngâm trong nước đun sôi để nguội, sau đó bóc bỏ vỏ, lấy thịt của hạt pha với nước, thêm chút đường uống như nước giải khát.

Bạn của tôi bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm.
Tình cờ một hôm có một người bạn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, uống trong vòng hai tuần lễ đã gần hết bệnh hoàn toàn.
Uống nước hạt đười ươi trong vòng 2 tuần sẽ cải thiện bệnh gai cột sống rõ rệt
Bạn mua hạt đười ươi ở tiệm thuốc Bắc, chọn những hạt còn mẩy và màu vàng vàng, giống như màu hạt dẻ, không dùng hạt đã có xỉn màu hoặc đen. Sau đó đun nước sôi để nguội dần đến khi còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Khi hạt đã mềm lấy ra bóc bỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy phần cơm đười ươi giống như cùi trái nhãn. Bỏ phần cơm đười ươi vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn hết cái.
Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ và bệnh gai xương sống đã gần như khỏi hoàn toàn.
⇒Hạt đười ươi theo dân gian truyền lại thì có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú đều dùng được.
Share on Google Plus

About HOÀNG DŨNG

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét