Ung thư dạ dày hiện đang là một trong những căn bệnh đáng lo ngại. Các khối u có thể tiến triển dần lên và gây nguy hiểm nếu không điều trị. Nếu có 2 dấu hiệu này, bạn cần đi khám.
- Theo cafe.vn -
Khi nào thì bạn cần chú ý đến ung thư dạ dày ?
Bệnh ung thư dạ dày không tự nhiên sinh ra, chúng thường có thời gian ủ bệnh khá dài do những nguyên nhân khác nhau, trong đó có thói quen ăn uống, lối sống, di truyền, mầm bệnh và cả những vết loét dạ dày lớn dần theo thời gian và ác tính hóa.
Trong số những người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, thì nhóm người bị loét dạ dày được các bác sĩ cảnh báo cần phải thận trọng.
Những người bị bệnh loét dạ dày cũng thường xuyên lo lắng về tình trạng bệnh của mình, sợ rằng nó có thể sẽ tiến triển thành ung thư.
Trên thực tế, loét dạ dày và ung thư dạ dày, mặc dù chúng là hai bệnh khác nhau, có nhiều triệu chứng tương tự nhau sẽ được bác sĩ nói cho bạn biết ngại tại trong phòng khám. Tuy nhiên, đây cũng là điều khiến mọi người không thể phân biệt được sự khác biệt giữa loét dạ dày là ung thư.
Dù vậy, không có gì là không thể bởi dưới sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, loét dạ dày sẽ dần phát triển thành ung thư dạ dày, gây ra mối đe dọa cho cuộc sống của bệnh nhân.
Một kinh nghiệm quan trọng cho nhóm những người có bệnh loét dạ dày nên ghi nhớ, nếu có 2 tín hiệu sau xuất hiện trong cơ thể bệnh nhân bị loét dạ dày, hãy cảnh giác xem liệu có phải chúng đang thực sự tiến triển thành ung thư hay không.
1. Uống thuốc thường xuyên nhưng có cảm giác bệnh không thuyên giảm hoặc cải thiện
Khi bạn uống thuốc đều mà không thấy có tác dụng, tức là vẫn đau, khó chịu, thì cần phải xem xét lại một cách khẩn trương.
Khi hiện tượng loét dạ dày xảy ra, bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng, và sau khi dùng thuốc ức chế axit bằng đường uống, các triệu chứng đau bụng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không giảm đau sau khi dùng thuốc ức chế axit và dùng các loại thuốc khác không thể đạt được hiệu quả điều trị, cần phải cảnh giác với bệnh ung thư dạ dày.
Sự phát triển của ung thư dạ dày thường sẽ tiến triển nhanh hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sẽ chỉ tăng dần và gây nguy hiểm cho người bệnh.
2. Xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường
Khi bắt đầu loét dạ dày, bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng trên nửa giờ sau khi ăn, và nói chung trong các tình huống thông thường, uống thuốc có thể giảm đau.
Hiện tượng cứ đau lại uống thuốc giảm đau, tình trạng bệnh giảm nhẹ sau khi uống này của chứng loét dạ dày là theo chu kỳ.
Còn trường hợp bất thường, nếu cơn đau của bệnh nhân thường xuyên có các biểu hiện nặng thêm, tiến triển nặng và thấy khó chịu tăng dần, kể cả uống thuốc vẫn tiếp tục đau, hãy cảnh giác với bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày hiện đang đứng đầu về tỷ lệ phát hiện mắc các khối u ác tính ở Trung Quốc. Do bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu nên rất khó được mọi người tự phát hiện.
Vì vậy, nếu có đau bụng hoặc ợ hơi, mọi người thường nhầm lẫn với viêm dạ dày và loét dạ dày, sẽ chủ quan và thường bị bỏ qua. Cho đến khi cơn đau lớn dần và được phát hiện, thì bệnh đã tiến triển nặng hơn và đa số đã rơi vào tình trạng bị ung thư dạ dày.
Một số nguyên nhân bạn cần đặc biệt chú ý, người có polyp dạ dày, viêm dạ dày teo mạn tính, loét dạ dày và dạ dày còn sót lại sau khi cắt bỏ một phần dạ dày… là những trường hợp dễ có thể sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày. Do đó, bệnh nhân nên tích cực hợp tác với bác sĩ điều trị và kiểm tra sức khỏe và khám tổng thể thường xuyên.
CHÈ DÂY VÀ BỆNH LOÉT DẠ DÀY
⇒Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, đau khi ăn các thức ăn chua, cay nhiều, hoặc khi căng thẳng thần kinh...
⇒Bệnh này nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày...
⇒Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta (khoảng 6 - 7% dân số). Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở người lớn tỉ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em.
⇒Các nhà khoa học đã có nhiều giả thuyết, song mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học Australia mới có công trình nghiên cứu, xác định nguyên nhân chính gây bệnh. Viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori.
⇒Ngoài ra, yếu tố phát sinh bệnh còn do thuốc lá, bia rượu, trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, các loại thuốc kháng viêm...
⇒ Trị chứng viêm loét dạ dày – tá tràng không quá khó! Ngoài chế độ ăn uống hợp lí (hạn chế thức ăn chua, cay, tuyệt đối không uống bia, rượu), người bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
⇒Hiện nay, Đông dược vẫn được nhiều người sử dụng bởi tính hiệu quả và an toàn. Chè dây được xem như một loại thuốc đặc trị các bệnh liên quan tới dạ dày.
⇒Theo nghiên cứu của các nhà y dược học Việt Nam thì tác dụng nổi trội của Chè dây là diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp vết loét liền sẹo, cắt cơn đau nhanh chóng và an thần.
⇒Bên cạnh đó, hàm lượng lớn flavonoid trong Chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, sử dụng Chè dây không gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng dài ngày. Lh 0905 169 739
0 nhận xét:
Đăng nhận xét